Cẩn thận với dịch sốt xuất huyết trong mùa hè

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm.

Dịch sốt xuất huyết trong các năm trước chủ yếu xuất hiện ở trẻ em, những năm gần đâyngười lớn mắc sốt xuất huyết càng ngày càng nhiều.

Theo số liệu của Sở y tế và Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh Gia Lai, từ đầu năm đến nay số ca sốt xuất huyết trên địa bàn là gần 1300 ca, số liệu cùng kỳ trong năm 2015 chỉ là 87 ca, tăng đột biến cả số lượng cũng như diễn biến của bệnh.

Bệnh diễn tiến thuận lợi hay không tùy theo chủng lại virus bị nhiễm và việc chẩn đoán và điều trịkịp thời hay không. Virus Dengue týp 1 là loại có độc tính nguy hiểm trong bốn týp ở Việt nam.

Trường hợp đặc trưng:

Bệnh nhi Phạm Như Q, 12 tuổi, trú tại Iagrai được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue có biến chứng sốc, tràn dịch đa màng (màng tim, màng bụng…), kèm viêm cơ tim cấp. TTYT Dự phòng Gia Lai xác định cháu cũng bị nhiễm virus Dengue Týp 1. Bệnh viện đã họp hội đồng chuyên môn, trên cơ sở xem xét bệnh án một cách tỉ mỉ và kết luận: Đây là thể bệnh phức tạp, diễn tiến nhanh và có tỷ lệ tử vong cao. Tập thể Y – Bác sỹ bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai đã cố gắng huy động mọi nguồn lực và phương tiện để chữa trị cháu. Sau gần 15 giờ điều trị, bệnh nhi quá nặng không thể cứu chữa được.

Chúng tôi khuyến cáo quý bệnh nhân, khách hàng các kiến thức cơ bản về sốt xuất huyết như sau:

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết:

Bệnh nhi thường khởi phát bệnh với sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt từ 2- 7 ngày, kèm theo biểu hiện sau: đỏ phừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp , đau đầu. Trong 1 số trường hợp kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Ở trẻ nhũ nhi có thế kèm triệu chứng ho sổ mũi hay tiêu chảy. Vào thời điểm này, những triệu chứng bệnh thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với các loại virut khác.

Tiếp theo đó, bệnh nhi có thể biểu hiện xuất huyết như chấm xuất huyết (những chấm đỏ không biến mất khi án vào), thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng, xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu ra máu. Gan có thể to sau vài ngày.

Từ ngày thứ 3-7 của bệnh, trẻ bắt đầu hạ sốt 37.5-38 độ hoặc thấp hơn, một số bệnh nhi có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như, lừ đừ, mệt mỏi, ói nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc, gan to, một số trường hợp diễn biến đến sốc sốt xuất huyết với biểu hiện chân tay lạnh,mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp không đo được. Tất cả những trường hợp trên phải nhập viện cấp cứu ngay.

2. Chăm sóc đúng cách trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà giúp trẻ mau lành bệnh và cải thiện tình hình tử vong cho trẻ

Những trường hợp trẻ sốt xuất huyết được bác sĩ cho điều trị ngoại trú tại nhà, phụ huynh cần biết cách chăm sóc trẻ, trong đó không thể bỏ qua khâu hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng

a. Hạ sốt đúng cách cho trẻ

Khi trẻ sốt cao ≥ 385C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4-6 giờ một lần nếu trẻ sốt, lau mát bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, gây co giật.

bChế độ dinh dưỡng phù hợp

– Thức ăn: cho trẻ ăn những thứ ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa và nên cho nhiều bữa nhỏ

– Nước uống: cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Loại nước được khuyến khích cho trẻ uống là nước điện giải Oresol, nước lọc, nước sôi nguội, nước trái cây, nước cam, nước chanh,

– Vitamin: trẻ cần cung cấp thêm vitamin các nhóm A, B, C để tăng cường hoạt động chuyển hóa cho cơ thể và tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.

c. Tái khám mỗi ngày theo hẹn của bác sĩ. Ngay cả sáng, chiều trong những ngày cao điểm của bệnh.

Nếu có một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện:

– Quấy khóc, bứt rứt, trăn trở khó chịu hoặc li bì

– Đau bụng

– Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen

– Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống

d. Tuyệt đối tránh những tác động không tốt sau đây :

– Không nên cạo gió, cắt lễ vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.

– Không tự ý cho trẻ uống thuốc.

– Không cho trẻ uống những loại  nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi, Xá xị… vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.

– Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện vì đã có không ít trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống trẻ. Trong quá trình hồi phục bệnh trẻ chưa thể ăn uống ngon miệng như bình thường cũng làm chậm quá trình hồi phục, bố sung thêm thuốc bổ cho trẻ trong trường hợp này là cần thiết, theo hướng dẫn của nhân viên y tế. 

– Không dùng hạ sốt bằng Aspirin, Ibuprofen (vì dễ gây xuất huyết nặng)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Đăng ký khám
Gọi điện
Gọi điện ngay
Cấp cứu ngoại viện
02692 225 225