Trẻ sốt, co giật toàn thân – Cẩn thận sán não!

Gần đây, Khoa Nhi của Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai đã tiếp nhận một trường hợp trẻ 15 tuổi nhập viện trong tình trạng co giật toàn thân. Trước đó, trẻ bị sốt, đau đầu và nôn trong 2 ngày. Sau khi thăm khám và chụp MRI sọ não, các bác sĩ phát hiện một ổ sán não ở vỏ não thùy đỉnh cùng với hiện tượng phù não.

Ngay lập tức, ekip y tế đã tiến hành hội chẩn toàn viện và chọc dịch não tủy để xác định chẩn đoán. Trẻ được điều trị viêm não màng não theo phác đồ điều trị sán não. Sau hơn một tuần điều trị, tình trạng của trẻ đã cải thiện rõ rệt: hết sốt, ngừng co giật và tỉnh táo. Trẻ hiện đã ổn định và được xuất viện, tiếp tục theo dõi và điều trị theo phác đồ sán não.

Bệnh sán não – Nguyên nhân và những khó khăn trong chẩn đoán

Bệnh sán não, còn gọi là sán dây hay sán lãi, thường không được chú ý bởi diễn biến âm thầm, không gây ra triệu chứng cấp tính rõ rệt. Các yếu tố làm cho việc chẩn đoán và điều trị khó khăn bao gồm:

  • Hạn chế về các phương tiện chẩn đoán tiên tiến như CT SCAN, kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang, ELISA,…
  • Thiếu thuốc đặc trị kịp thời trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiễm sán não là do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là:

  • Ăn phở lợn (bò) tái.
  • Ăn thịt lợn hun khói hoặc thịt lợn thui chưa chín.
  • Người sống trong những vùng có tập quán nuôi lợn thả rong, đặc biệt là ở khu vực Tây Nguyên và các vùng dân tộc thiểu số.

Khuyến cáo: Việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là việc nấu chín thực phẩm, là cách tốt nhất để tránh nguy cơ nhiễm sán và các bệnh ký sinh trùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Đăng ký khám
Gọi điện
Gọi điện ngay
Cấp cứu ngoại viện
02692 225 225